Là một môi giới bất động sản nhiều năm tiếp xúc với rất nhiều khách hàng e nhận thấy 1 điều, có những người rất sành sỏi nhưng có những người lại rất “gà mờ” về bđs cũng như các thủ tục pháp lý, đặc biệt là vay trả góp. Cách tốt nhất để mỗi khách hàng không tự biến mình trở thành “miếng mồi béo bở” là tìm hiểu thật kỹ trước khi đầu tư.
Thứ nhất là về thủ tục ký kết hợp đồng mua bán:
Đây là điều mà các bác cần lưu ý đầu tiên và đặc biệt phải tìm hiểu, nắm thật chắc. Bất động sản giá trị bằng cả gia tài, nhất là với các bác tài chính ko dư giả, tích cóp “cả đời” mới có đủ tiền mua. Nhìn chung là cứ phải đọc thật kỹ hợp đồng, đọc thấm và hiểu từng chữ, ghi nhớ nữa thì càng tốt.
Nhiều bác hay bỏ qua phần thời gian giao nhà => cực kỳ sai lầm. Lúc mua các bác phải để ý thời gian chủ đầu tư bàn giao để còn check xem họ có chậm tiến độ không, cũng là cơ sở để so sánh, đối chiếu thực tế và dễ dàng đưa ra làm căn cứ khi có tranh chấp xảy ra.
Trong hợp đồng cũng có phần ghi rõ về phương thức thanh toán, tiến độ thanh toán, phí phạt… Các bác, nhất là những ai mua nhà trả góp thì phải chú ý mục này. Thanh toán phải đúng hạn để tránh bị phạt theo như điều khoản đã có.
Ngoài ra, các bác cũng nhớ quan tâm đến phần giá trị hợp đồng gồm những gì, thuế GTGT như thế nào… để phòng trường hợp ko hay xảy ra trong tương lai. Nói chung là cứ phải chắc chắn, phòng ngừa mọi tình huống nhé.
Thứ 2 là về khoản vay vốn ngân hàng mua bất động sản.
Em biết là có nhiều bác cũng có ý định đầu tư vì nhìn thấy tiềm năng và lợi nhuận lớn từ lĩnh vực này. Sự thật đúng là như thế nhưng không phải ai cũng đủ kinh nghiệm, kỹ năng, kiến thức để đầu tư. Nhiều bác vội vàng, không nghiên cứu tìm hiểu kỹ cuối cùng mất trắng… Lúc đấy thì chỉ biết ngồi “than thân trách phận” cũng đã muộn rồi.
Các bác đầu tiên là phải xác định rõ nhu cầu, điều kiện của bản thân có đủ nguồn thu nhập để trả tiền lãi hàng tháng hay không. Bác cứ tính chi phí trả nợ sẽ rơi vào khoảng 30 - 40% tổng thu nhập. Ví dụ nếu bác mua căn hộ trị giá 2 tỷ thì tối đa nên vay mượn chỉ là 2tỷ x 40% = 800 triệu.
Đầu tư bất động sản thường sẽ là mang tính lâu dài và biết tận dụng tốt thời điểm thế nên đừng dại gì mà đầu tư toàn bộ tiền tích lũy vào nó. Dù sống dù chết cũng phải có 1 khoản chi phí để dự trù các vấn đề phát sinh khi đau ốm, thất nghiệp hoặc nguồn thu nhập không ổn định.
Tiếp theo là các bác phải để ý tới lãi suất cho vay. Có rất nhiều ngân hàng mà mỗi ngân hàng lại có mức lãi suất cho vay khác nhau. Thông thường các chương trình ưu đãi vay mua bất động sản thường kết hợp với quà tặng, ưu đãi giảm giá của dự án thông qua chương trình kết hợp giữa chủ đầu tư và ngân hàng. Với 1 khoản vay dài hạn để đầu tư bất động sản thì tốt nhất các bác đừng vội nhìn vào con số, nên nhớ là chẳng có ngân hàng nào bỏ tiền ra cho bác vay không lãi cả.
Phải tìm hiểu thật kỹ về lãi suất ưu đãi thời gian đầu và lãi suất thả nổi. Nhiều bác thấy ưu đãi lúc đầu tốt là cứ thế vay vốn mà không để ý tới thời gian về sau cũng như hình thức tính lãi như thế nào. Kinh nghiệm của em là các bác đừng nên quá tin vào những quảng cáo lãi suất thấp, có KH cũng do k tìm hiểu kỹ về lãi suất thả nổi nên mới "sốc" khi phải trả số tiền nợ quá lớn. Em cũng biết một số trường hợp chính vì k để ý lãi suất thả nổi (cái này có thể do KH, có thể do sale tư vấn chưa rõ) đến khi không thể trả nợ được mà bị mất trắng luôn bđs mình đang đầu tư. Vì giờ nhiều bác lựa chọn vay ngân hàng thế chấp bằng chính bđs đó nên khi k trả được nợ thì dĩ nhiên bđs đó sẽ bị ngân hàng xử lý theo quy định. Nên trước khi quyết định đầu tư, hãy THẬT CẨN THẬN MỌI ĐIỀU KHOẢN và tìm hiểu thật kỹ.
Nhiều bác lại hỏi em vậy làm thế nào để biết những thông tin này? Đơn giản là các bác tham khảo thông tin qua internet, tìm hiểu từ chuyên viên sale uy tín, từ chủ đầu tư, từ bạn bè, người thân làm việc trong lĩnh vực ngân hàng…
Thời gian vay vốn cũng là vấn đề các bác cần đặc biệt quan tâm. Tâm lý chung của bất kỳ ai cũng vậy, đã vay là chỉ muốn trả nợ càng nhanh càng tốt. Tuy nhiên, nếu các bác có thu nhập không cao mà bạn lại chọn gói vay có thời hạn trả nợ ngắn, thì chắc chắn sẽ không tránh khỏi những áp lực tài chính không đáng có. Nó có thể là gánh nặng làm cho cuộc sống trở nên mệt mỏi hơn gấp nhiều lần. Bởi vậy, đã vay vốn thì cần phải tính toán thật kỹ, tính xem khả năng tài chính của mình thế nào, thu nhập hàng tháng là bao nhiêu, trừ hết khả năng, nguy cơ xấu có thể xảy ra rồi lựa chọn thời hạn vay cho hợp lý.
Một điều cần nhớ nữa là việc chuẩn bị kỹ hồ sơ vay vốn có thể quyết định tới 90% thời gian và quy trình xử lý khoản vay. Chuẩn bị thật chi tiết, đầy đủ, chất lượng hồ sơ sẽ giúp cho các bác tiết kiệm thời gian, chi phí một cách tối đa.
Mà nói mới nhớ, nhiều bác đi vay vốn đầu tư bất động sản mà chẳng thèm quan tâm tới các phí phạt vì chủ quan hoặc không biết. Kinh nghiệm cho các bác là cứ phải đọc thật kỹ điều khoản trong hợp đồng và yêu cầu nhân viên ngân hàng giải thích mọi vấn đề bản thân chưa hiểu. Và nhớ để ý tới phí phạt, thường các phí này rất nặng và nếu không để ý các bác sẽ bị dính phạt bất cứ lúc nào đấy.
Trong suốt nhiều năm làm môi giới bất động sản e đã gặp rất nhiều trường hợp vay vốn ngân hàng bằng cách thế chấp chính bđs đó. Trong trường hợp này, các bác phải hiểu là khi thế chấp để vay vốn thì sau khi xong mọi thủ tục, giấy chủ quyền của căn nhà sẽ do ngân hàng thu giữ. Thế nên, trước khi bàn giao sổ hồng cho ngân hàng thì tốt nhất là các bác nên sao y (có công chứng) thành nhiều bản để thuận tiện cho việc thay đổi về sau.
Hy vọng là mấy kiến thức cóp nhặt nhiều năm trong nghề của em có thể giúp ích cho các bác đang có ý định vay vốn đầu tư bất động sản. Chúc các bác “mã đáo thành công”, “phát tài phát lộc” nhé
)
Thứ nhất là về thủ tục ký kết hợp đồng mua bán:
Đây là điều mà các bác cần lưu ý đầu tiên và đặc biệt phải tìm hiểu, nắm thật chắc. Bất động sản giá trị bằng cả gia tài, nhất là với các bác tài chính ko dư giả, tích cóp “cả đời” mới có đủ tiền mua. Nhìn chung là cứ phải đọc thật kỹ hợp đồng, đọc thấm và hiểu từng chữ, ghi nhớ nữa thì càng tốt.
Nhiều bác hay bỏ qua phần thời gian giao nhà => cực kỳ sai lầm. Lúc mua các bác phải để ý thời gian chủ đầu tư bàn giao để còn check xem họ có chậm tiến độ không, cũng là cơ sở để so sánh, đối chiếu thực tế và dễ dàng đưa ra làm căn cứ khi có tranh chấp xảy ra.
Trong hợp đồng cũng có phần ghi rõ về phương thức thanh toán, tiến độ thanh toán, phí phạt… Các bác, nhất là những ai mua nhà trả góp thì phải chú ý mục này. Thanh toán phải đúng hạn để tránh bị phạt theo như điều khoản đã có.
Ngoài ra, các bác cũng nhớ quan tâm đến phần giá trị hợp đồng gồm những gì, thuế GTGT như thế nào… để phòng trường hợp ko hay xảy ra trong tương lai. Nói chung là cứ phải chắc chắn, phòng ngừa mọi tình huống nhé.
Thứ 2 là về khoản vay vốn ngân hàng mua bất động sản.
Em biết là có nhiều bác cũng có ý định đầu tư vì nhìn thấy tiềm năng và lợi nhuận lớn từ lĩnh vực này. Sự thật đúng là như thế nhưng không phải ai cũng đủ kinh nghiệm, kỹ năng, kiến thức để đầu tư. Nhiều bác vội vàng, không nghiên cứu tìm hiểu kỹ cuối cùng mất trắng… Lúc đấy thì chỉ biết ngồi “than thân trách phận” cũng đã muộn rồi.
Các bác đầu tiên là phải xác định rõ nhu cầu, điều kiện của bản thân có đủ nguồn thu nhập để trả tiền lãi hàng tháng hay không. Bác cứ tính chi phí trả nợ sẽ rơi vào khoảng 30 - 40% tổng thu nhập. Ví dụ nếu bác mua căn hộ trị giá 2 tỷ thì tối đa nên vay mượn chỉ là 2tỷ x 40% = 800 triệu.
Đầu tư bất động sản thường sẽ là mang tính lâu dài và biết tận dụng tốt thời điểm thế nên đừng dại gì mà đầu tư toàn bộ tiền tích lũy vào nó. Dù sống dù chết cũng phải có 1 khoản chi phí để dự trù các vấn đề phát sinh khi đau ốm, thất nghiệp hoặc nguồn thu nhập không ổn định.
Tiếp theo là các bác phải để ý tới lãi suất cho vay. Có rất nhiều ngân hàng mà mỗi ngân hàng lại có mức lãi suất cho vay khác nhau. Thông thường các chương trình ưu đãi vay mua bất động sản thường kết hợp với quà tặng, ưu đãi giảm giá của dự án thông qua chương trình kết hợp giữa chủ đầu tư và ngân hàng. Với 1 khoản vay dài hạn để đầu tư bất động sản thì tốt nhất các bác đừng vội nhìn vào con số, nên nhớ là chẳng có ngân hàng nào bỏ tiền ra cho bác vay không lãi cả.
Phải tìm hiểu thật kỹ về lãi suất ưu đãi thời gian đầu và lãi suất thả nổi. Nhiều bác thấy ưu đãi lúc đầu tốt là cứ thế vay vốn mà không để ý tới thời gian về sau cũng như hình thức tính lãi như thế nào. Kinh nghiệm của em là các bác đừng nên quá tin vào những quảng cáo lãi suất thấp, có KH cũng do k tìm hiểu kỹ về lãi suất thả nổi nên mới "sốc" khi phải trả số tiền nợ quá lớn. Em cũng biết một số trường hợp chính vì k để ý lãi suất thả nổi (cái này có thể do KH, có thể do sale tư vấn chưa rõ) đến khi không thể trả nợ được mà bị mất trắng luôn bđs mình đang đầu tư. Vì giờ nhiều bác lựa chọn vay ngân hàng thế chấp bằng chính bđs đó nên khi k trả được nợ thì dĩ nhiên bđs đó sẽ bị ngân hàng xử lý theo quy định. Nên trước khi quyết định đầu tư, hãy THẬT CẨN THẬN MỌI ĐIỀU KHOẢN và tìm hiểu thật kỹ.
Nhiều bác lại hỏi em vậy làm thế nào để biết những thông tin này? Đơn giản là các bác tham khảo thông tin qua internet, tìm hiểu từ chuyên viên sale uy tín, từ chủ đầu tư, từ bạn bè, người thân làm việc trong lĩnh vực ngân hàng…
Thời gian vay vốn cũng là vấn đề các bác cần đặc biệt quan tâm. Tâm lý chung của bất kỳ ai cũng vậy, đã vay là chỉ muốn trả nợ càng nhanh càng tốt. Tuy nhiên, nếu các bác có thu nhập không cao mà bạn lại chọn gói vay có thời hạn trả nợ ngắn, thì chắc chắn sẽ không tránh khỏi những áp lực tài chính không đáng có. Nó có thể là gánh nặng làm cho cuộc sống trở nên mệt mỏi hơn gấp nhiều lần. Bởi vậy, đã vay vốn thì cần phải tính toán thật kỹ, tính xem khả năng tài chính của mình thế nào, thu nhập hàng tháng là bao nhiêu, trừ hết khả năng, nguy cơ xấu có thể xảy ra rồi lựa chọn thời hạn vay cho hợp lý.
Một điều cần nhớ nữa là việc chuẩn bị kỹ hồ sơ vay vốn có thể quyết định tới 90% thời gian và quy trình xử lý khoản vay. Chuẩn bị thật chi tiết, đầy đủ, chất lượng hồ sơ sẽ giúp cho các bác tiết kiệm thời gian, chi phí một cách tối đa.
Mà nói mới nhớ, nhiều bác đi vay vốn đầu tư bất động sản mà chẳng thèm quan tâm tới các phí phạt vì chủ quan hoặc không biết. Kinh nghiệm cho các bác là cứ phải đọc thật kỹ điều khoản trong hợp đồng và yêu cầu nhân viên ngân hàng giải thích mọi vấn đề bản thân chưa hiểu. Và nhớ để ý tới phí phạt, thường các phí này rất nặng và nếu không để ý các bác sẽ bị dính phạt bất cứ lúc nào đấy.
Trong suốt nhiều năm làm môi giới bất động sản e đã gặp rất nhiều trường hợp vay vốn ngân hàng bằng cách thế chấp chính bđs đó. Trong trường hợp này, các bác phải hiểu là khi thế chấp để vay vốn thì sau khi xong mọi thủ tục, giấy chủ quyền của căn nhà sẽ do ngân hàng thu giữ. Thế nên, trước khi bàn giao sổ hồng cho ngân hàng thì tốt nhất là các bác nên sao y (có công chứng) thành nhiều bản để thuận tiện cho việc thay đổi về sau.
Hy vọng là mấy kiến thức cóp nhặt nhiều năm trong nghề của em có thể giúp ích cho các bác đang có ý định vay vốn đầu tư bất động sản. Chúc các bác “mã đáo thành công”, “phát tài phát lộc” nhé